4P trong marketing đã không còn xa lạ với những bạn tìm hiểu về marketing. Tuy nhiên những bạn mới vào nghề hoặc bắt đầu trên con đường trở thành marketer thì vẫn còn khá xa lạ. Để giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về marketing, qua bài viết này tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những kiến thức tôi biết về 4P trong Marketing.

4P trong Marketing
Khái niệm Marketing-mix
Marketing hỗn hợp (Marketing – mix) là sự phối hợp hay sắp xếp các thành phần của Marketing sao cho phù hợp với hoàn cảnh kinh doanh thực tế của mỗi doanh nghiệp nhằm củng cố vững chắc vị trí của doanh nghiệp trên thương trường. Nếu sự phối hợp hoạt động những thành phần Marketing được nhịp nhàng và đồng bộ thích ứng với tình huống của thị trường đang diễn tiến thì công cuộc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ trôi chảy, hạn chế sự xuất hiện những khả năng rủi ro và vì thế mục đích sẽ đạt được là lợi nhuận tối đa. Nhà quản trị tài năng là nhà tổ chức, điều hành phối hợp các thành phần Marketing trong một kế hoạch chung bảo đảm thế chủ động với mọi tình huống diễn biến phức tạp của thị trường.
Để có một chiến dịch Marketing hiệu quả thì các nhà làm Marketing cần kiểm soát tốt được 4 yếu tố trong Marketing-mix
P: Product (sản phẩm)
P: Place (phân phối)
P: Price (giá)
P: Promotion (xúc tiến thương mại)

Đây là 4 yếu tố quan trọng ảnh hưởng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới quyết định mua hàng của khách hàng
Khi kết hợp đầy đủ:
- Product (Sản phẩm): Bạn sẽ bán gì?
- Price (Giá): Giả sản phẩm bao nhiêu?
- Place (Địa điểm): Khách có thể mua hàng ở đâu?
- Promotion (Xúc tiến thương mại): Khách nhận được thông tin sản phẩm qua kênh nào?
- Product (Sản phẩm)
Sản phẩm mình ở đây đề cập bao gồm các hàng hóa hữu hình hay dịch vụ bạn cung cấp. Tất cả những thứ mang lại giá trị cho khách hàng mà bạn mang ra kinh doanh đều quy chung về sản phẩm.

Sản phẩm bạn mang ra cung cấp giá trị cho khách hàng, từ đó nhận về giá trị của bạn. Đây chính là quy luật cơ bản trên thị trường buôn bán.
Nếu bạn không mang ra sản phẩm mà vẫn thu về được lợi nhuận thì người ta gọi là gì nhỉ? Chắc chắn không cần phải nói bạn cũng hiểu.
Sản phẩm phân thành các loại cơ bản:
- Loại hàng tiêu dùng (convenience good): thứ mà mọi người thường xuyên mua để sử dụng như: (kem, tạp chí, thuốc lá, nước, …)
- Loại hàng đắt tiền (shopping good): thứ họ sẽ cân nhắc mua sắm và so sánh các sản phẩm thuộc các thương hiệu khác nhau (đồ nội thất, quần áo, thiết bị điện tử, …)
- Hàng đặc biệt (specialty good): thứ đặc biệt họ sẽ chỉ mua vài lần, như một món quà đắt tiền hoặc mặt hàng xa xỉ (xe máy, đồ cổ, bộ sưu tập tranh, …)
- Loại hàng thụ động (unsought good): thứ mà người tiêu dùng không hề biết hoặc sử dụng đến nhưng họ vẫn mua để đề phòng trường hợp đặc biệt (bảo hiểm tai nạn, dịch vụ mai táng, bình chữa cháy, …)
Hiểu rõ được sản phẩm bạn sẽ có thể định giá được chính xác sản phẩm của mình.
2. Price (Giá)
Bạn tính phí bao nhiêu cho sản phẩm của mình?
Có nhiều cách định giá khác nhau bạn có thể tham khảo.
Giá cả luôn là yếu tố mang lại biến động mạnh nhất. Như khi bạn nghe giá xăng tăng, giá điện tăng, giá vàng biến động, đều cảm thấy có áp lực.
Bởi vậy giá luôn là công cụ quan trọng trong marketing, đừng bao giờ nói rằng giá cả không thành vấn đề. Đó chính là lời nói xạo lìn!
Giá của bạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số sản phẩm bán được:
- Nếu giá của bạn quá thấp, điều đó có thể khiến khách hàng nghĩ sản phẩm có chất lượng kém hay bạn sẽ có ít lợi nhuận hơn.
- Nếu giá của bạn quá cao, khách hàng có thể mua ít hơn hoặc mua với số lượng nhỏ hơn.
Để xác định giá sản phẩm có nhiều cách định giá khác nhau như:
- Định giá hớt váng sữa
- Giá thâm nhập thị trường
- Định giá theo chi phí
- Định giá theo đối thủ
- Giá theo trải nghiệm người dùng
- …
Xác định thời thế và các yếu tố khác nhau mà có chiến lược định giá phù hợp để tối đa hóa lợi ích cho doanh nghiệp.
3. Place (địa điểm)
Địa điểm mà bạn sẽ tiến hành phân phối sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp của mình.
- Bạn sẽ bán trực tiếp sản phẩm của mình hay thực hiện thông qua các kênh đại lý phân phối khác.
- Nếu bạn tự bán sản phẩm, bạn sẽ bán qua Internet, qua mail hay tại một cửa hàng?
- Địa điểm bạn chọn có thuận tiện để khách hàng tiềm năng ghé qua mua hàng không?
Địa điểm sẽ ảnh hưởng lớn đến chiến dịch của bạn. Hiện nay thương mại điện tử phát triển, các shop online dũng tính chung là địa điểm tiếp cận bán hàng.

Dù bạn bắt đầu kinh doanh hay đã từng kinh doanh, đều cần phải nghĩ đến việc đưa sản phẩm của mình tới khách hàng như thế nào.
- Lựa chọn và thiết lập địa điểm: Nếu bạn bán vàng bạc, trang sức, đồ đắt tiền mà đặt cửa hàng trong ngõ liệu bạn có bạn được hàng hay không?
- Quản lý chuỗi cung ứng: Tạo ra một khâu liền mạch từ khi sản phẩm ra lò cho tới khi đến tận tay người tiêu dùng.
- Xuất khẩu: Mở rộng thị trường sản phẩm của mình ra nước ngoài khi thị trường tron nước bão hòa là một chiến lược phân phối phổ biến của các nước phát triển.
4. Promotion (xúc tiến)
Quảng bá, xúc tiến là một bước vô cùng quan trọng để thúc đẩy doanh số bán. Đây là đất diễn của hầu hết những người làm marketing hiện nay.
Đây là công việc và là niềm đam mê của họ khi tao ra những chiến lược xúc tiến bán hàng thành công.

Có nhiều kênh quảng bá bạn có thể lựa chọn:
- Quảng cáo truyền thống: trên truyền hình, đài phát thanh, bảng quảng cáo ngoài trời, trên báo chí hoặc tạp chí
- Quảng cáo trên Internet: social media và các kỹ thuật quảng cáo online khác
- Tham gia các triển lãm/hội chợ thương mại và các sự kiện
- In tờ rơi quảng cáo
- Marketing trực tiếp qua điện thoại (telemarketing), thư và email
- Tiếp thị liên kết
- …
Việc xác định kênh tiếp cận đúng sẽ giúp bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian và cho phí cho truyền thông quảng cáo.
Hy vọng sau bài viết, bạn sẽ tìm được câu trả lời cho 4P trong Marketing được hiểu như thế nào và hơn hết là biết cách vận dụng nó trong chiến dịch marketing & kinh doanh của mình.
Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé!
Xem thêm: 7 điều cần biết về Digital Marketing 2020
Xem thêm:Những lưu ý khi hoạt động marketing online
Xem thêm: Các phương pháp marketing online phổ biến nhất hiện nay
Mai Hương – Tổng hợp và chỉnh sửa
Nguồn: vaway.vn, gadvn.com, gtvseo.com