PR (Quan hệ công chúng) là quảng cáo?

ContentATP Bởi ContentATP
12/12/2020
Trong Kiến Thức Marketing
0
quan hệ công chúng

Kể từ lúc PR (Public Relations – Quan hệ công chúng) chính thức được đào tạo bài bản và được coi là một ngành nghề chính thức tại nước ta từ năm 2006, PR ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng ở hầu hết các ngành nghề, dịch vụ.

PR (Quan hệ công chúng) là quảng cáo?
Quan hệ công chúng có phải quảng cáo?

Quan hệ công chúng là một hoạt động truyền thông giúp kết nối doanh nghiệp, cá nhân với mọi người trong cộng đồng, và quan trọng là các đối tượng để tạo ra sự hiểu biết cho công chúng về đối công ty, cá nhân; từ đó tạo dựng hình ảnh riêng cho công ty hay một cá nhân nhất định. Để tạo ra sự hiểu biết đấy, người làm Quan hệ công chúng sử dụng các công cụ để thu hút sự chú ý của công chúng mà mình nhắm tới.

Mục lục

  • #1. Tạo quan hệ cho doanh nghiệp với giới truyền thông đại chúng
  • #2. Quảng cáo tạp chí
  • #3. Kênh mạng xã hội
  • #4. Bản tin
  • #5. Tài liệu quảng cáo và catalogue
  • #6. Sự kiện quảng bá
  • #7. Những buổi nói chuyện gặp mặt
  • #8. Quan hệ tốt với nhân viên
  • #9. Tài trợ hoặc tài trợ phát triển xã hội

#1. Tạo quan hệ cho doanh nghiệp với giới truyền thông đại chúng

Các chiến lược truyền thông đại chúng chú ý vào việc lưu chuyển thông điệp qua các kênh truyền thông nhằm quản lý hình ảnh công ty trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Các công cụ truyền thông đại chúng bao gồm:

  • Phát hành thông cáo báo chí và báo cáo thông tin
  • Mời các nhà báo phóng viên tới những buổi thăm quan trụ sở công ty, tạo cơ hội cho họ nắm bắt được những thông điệp tích cực về công ty.
  • Thông qua các phương tiện truyền thông xã hội, người làm PR tìm cách thu hút sự quan tâm từ giới báo chí, đồng thời kiểm soát được thông tin các nhà báo viết về doanh nghiệp.
PR (Quan hệ công chúng) là quảng cáo?
PR (Quan hệ công chúng) là quảng cáo?PR (Quan hệ công chúng) là quảng cáo?

Sở hữu dày dặn danh sách của giới truyền thông, xây dựng quan hệ tốt với các nhà báo chủ chốt trong cùng lĩnh vực giúp chuyên viên PR có cơ hội truyền tải các ý tưởng thông qua các thông cáo báo chí. Bạn có thể dùng các phương tiện truyền thông địa phương/ quốc gia để:

  • Quảng bá hình ảnh công ty
  • Quản lý thông tin, nhận định rủi ro và khắc phục hậu quả khủng hoảng liên quan tới doanh nghiệp.

#2. Quảng cáo tạp chí

Đây chính là cách thức quảng cáo dưới dạng tin tức, những câu chuyện kể hay những bài đánh giá trên báo hoặc tạp chí. Do báo chí nhận được sự tín nhiệm cao nên quảng cáo của bạn dễ chiếm được sự tin cậy.

Nhiều công ty còn thuê những những người có chuyên môn quảng cáo tiếp thị, giúp doanh nghiệp phát triển quảng cáo truyền hình- một cách thức quảng cáo và tạo chỗ đứng cho sản phẩm của công ty trên truyền hình.

#3. Kênh mạng xã hội

Các phương tiện truyền thông mới trong kỷ nguyên internet cho phép người làm PR tiếp xúc trực tiếp tới khách hàng. Các trang mạng xã hội như trang Facebook và Twitter cho phép nhà báo và chuyên viên PR theo dõi lẫn nhau, tăng lượng truy cập Website, có thể giải quyết vấn đề bằng việc hồi đáp rất nhanh các chỉ trích hoặc ý kiến tiêu cực, tăng năng lực hiển thị cho thương hiệu công ty.

PR (Quan hệ công chúng) là quảng cáo?

#4. Bản tin

Bản tin in hoặc gửi qua email là một cách hay để truyền bá doanh nghiệp, giao tiếp với khách hàng và thông báo cho họ về các sản phẩm, dịch vụ mới.

Bản tin thường xuyên có khả năng tăng cường kết nối cá nhân của bạn với khách hàng, đồng thời phản ánh thương hiệu và cá tính bán hàng của bạn. Một bản tin hiệu quả là bản tin là mang lại thông tin giá trị cho khách hàng.

Tuy vậy phát hành bản tin với tần suất ra sao thì người làm PR cần phải cân nhắc về nguồn tiềm lực, để làm thế nào đạt được sản phẩm thực sự hợp lý cả về lượng và chất, và không spam khách hàng.

#5. Tài liệu quảng cáo và catalogue

Ấn phẩm quảng cáo hay catalogue giới thiệu sản phẩm được gửi tận tay khách hàng hoặc qua email giúp giữ chân khách hàng với công ty, với sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp.

Các tài liệu quảng cáo và catalogue với thiết kế rõ ràng, chất lượng cao giúp khách hàng có niềm tin vào chuyên viên PR và thương hiệu, dẫn khách hàng đến trang Website hoặc cửa hàng. Thông tin có trong tài liệu quảng cáo và catalogue công ty sẽ tái hoạt động hiệu quả Website, giúp nhiều hơn cho công đoạn bán hàng trực tuyến.

9-cong-cu-hoat-dong-ma-dan-pr-bat-buoc-can-phai-biet-03

#6. Sự kiện quảng bá

Sự kiện là cơ hội để người kinh doanh tăng sự hiện diện doanh nghiệp, truyền bá sản phẩm, dịch vụ mới và đảm bảo thông tin chính xác sẽ tới được khách hàng mục tiêu.

Từ góc nhìn của việc bán hàng, các sự kiện là bước đà để đối mặt và đáp trả với những nghi ngại, từ đó củng cố và xây dựng sự tin tưởng từ phía khách hàng.

Sự kiện càng được chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung, với cách thức thể hiện nhiều loại sinh động sẽ dễ dàng tạo ấn tượng và hấp dẫn các đối tượng nằm trong chiến dịch quảng bá.

Hãy chắc chắn rằng trước khi đến sự kiện, chuyên viên PR chuẩn bị đủ các tài liệu để giới thiệu, có cách tiếp xúc phù hợp nhằm tạo ấn tượng, hiểu biết với khách hàng, công chúng.

Có rất đa dạng hình sự kiện, từ sự kiện triển lãm thương mại trong ngành dọc cho đến các sự kiện tri ân CBNV, đối tác, khách hàng; đến các sự kiện ra mắt; họp báo đưa ra những điểm mới… hay những sự kiện hướng tới cộng đồng đều đáng để doanh nghiệp cân nhắc đầu tư.

Có những công ty mà kế hoạch PR của họ trong một khoảng thời gian được định vị các dấu mốc lớn bằng các sự kiện lớn luôn.

9-cong-cu-hoat-dong-ma-dan-pr-bat-buoc-can-phai-biet-04

#7. Những buổi nói chuyện gặp mặt

Có được phần phát biểu tại sự kiện mà khách hàng tiềm năng tham dự sẽ giúp doanh nghiệp của bạn định vị như là một tổ chức tiên phong, một nhà cải cách trong lĩnh vực của mình. Là chủ doanh nghiệp hoặc nhà quản lý, đừng ngần ngại xây dựng danh tiếng của bản thân như một những người có chuyên môn bởi việc này cũng cùng lúc đó xây dựng danh tiếng cho công ty – và thu hút khách hàng mới.

Các sự kiện cộng đồng là cơ hội quảng bá giá trị kể cả khi đại diện doanh nghiệp của bạn không đạt được sự quan tâm như diễn giả. Hãy tư vấn cho sếp của bạn xây dựng danh tiếng bằng những việc thật dễ dàng như ghi rõ họ và tên chủ doanh nghiệp và logo công ty trong danh sách sự kiện, hoặc đưa rõ ra bài giải thích về sản phẩm mới cũng như những cải cách. Hơn nữa, cơ hội mở rộng mạng lưới kết nối là điều rất giá trị.

#8. Quan hệ tốt với nhân viên

Nhân viên là đại sứ cho công ty và thương hiệu. Nhiều doanh nghiệp lớn bắt đầu thực hiện quan hệ nhân viên

Xây dựng văn hóa công ty và các quan hệ nhóm bằng việc chia sẻ thông tin, thúc đẩy giúp sức và truyền cảm xúc tự hào về thành tích bán hàng.

Cải thiện tinh thần đồng đội, giữ chân nhân viên, tăng năng suất, cùng lúc đó cam kết rằng nhân viên đang đại diện cho công ty theo một cách nhất quán và đúng thông điệp.

#9. Tài trợ hoặc tài trợ phát triển xã hội

Quan hệ cộng đồng và tài trợ phát triển xã hội là chọn lựa khôn ngoan trong PR. Hỗ trợ một hoạt động phi lợi nhuận có thể xây dựng cảm giác thiện chí và trung thành đối với công ty. Quan hệ đối tác cộng đồng gồm có việc trao đổi qua lại tiền hoặc lợi ích hiện vật để phát triển một đơn vị cộng đồng địa phương có thể thúc đẩy danh tiếng doanh nghiệp.

Xây dựng mối quan hệ tốt với các thành viên trong cộng đồng nơi bạn kinh doanh giúp xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Hãy tìm hiểu nơi sinh sống khách hàng trong cộng đồng đó bằng việc thu thập mã bưu điện tại điểm bán hàng.

Thiết lập quan hệ với các bên liên quan và người có quyền quyết định tại địa phương giúp xây dựng hồ sơ doanh nghiệp và mức độ liên quan, lôi cuốn nhiều khách hàng hơn qua truyền thông truyền miệng, bảo đảm lợi ích kinh doanh gắn với những quyết định từ cộng đồng.

Quan hệ đối tác có thể giúp người tiêu dùng xác định thương hiệu với hoạt động kinh doanh tốt và có đạo đức. Hơn cả thế, chỉ công ty nào thực sự thực hiện công việc có tâm, và có tầm nhìn lâu dài mới thực hiện được những việc trả lại những giá trị tốt cho doanh nghiệp.

Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé!

Xem thêm: Làm Marketing phải biết Social Media Marketing là gì!

Xem thêm: 7 điều cần biết về Digital Marketing 2020

Xem thêm: Các thuật ngữ cơ bản nhất về Marketing mà bạn cần biết

Mai Hương – Tổng hợp và chỉnh sửa

Nguồn: iconicjob.vn, ahhanh.wordpress.com, sage.edu.vn

Tags: 5 công cụ PRCác công cụ truyền thôngCông cụ của PRQuan hệ công chúng là gìQuan hệ công chúng trong MarketingVai trò của quan hệ công chúngVí dụ các công cụ PRVí dụ về các hình thức quan hệ công chúng
Bài Viết Trước

Chiến lược phân phối nào hiệu quả nhất?

Bài Viết Tiếp Theo

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho SEO-ER

Bài Viết Tiếp Theo
Search Engine Optimization 1 1170x780

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho SEO-ER

Bài Viết Hot

copywriter là gì?

Copywriter là gì? Là ai? Làm gì?

06/01/2021
Marketing Online La Gi Trong Ky Nguyen So 4.0 1 1

Những lưu ý khi hoạt động marketing online

17/08/2020

Bài Viết Gần Đây

Khai Niem Khach Hang La Gi
Khách Hàng

Có bao giờ bạn hỏi: Khách hàng là gì?

21/01/2021
hot trend là gì?
Kiến Thức Marketing

Hot trend là gì? Vì hot nên hấp dẫn?

18/01/2021
Big Data Va Tam Quan Trong Voi Doanh Nghiep Viet
Kiến Thức Marketing

Ứng dụng Big Data, Marketing sẽ lên một tầm mới!

15/01/2021
editor là gì?
Kiến Thức Marketing

Editor là gì? Họ cống hiến âm thầm, lặng lẽ?

12/01/2021
Freelancer
Kiến Thức Marketing

Freelancer là gì? Sống bằng nghề này như thế nào?

09/01/2021
copywriter là gì?
Kiến Thức Marketing

Copywriter là gì? Là ai? Làm gì?

06/01/2021

Atpcorp.vn

ATP Corp - Giải Pháp Phần Mềm Marketing - Hệ sinh thái Hỗ Trợ SMEs và người kinh doanh. Công cụ giúp bán hàng đa kênh hiệu quả và tiết kiệm chi phí quảng cáo.

Chuyên Mục

  • Chưa được phân loại
  • Dịch Vụ
  • Khách Hàng
  • Kiến Thức Marketing
  • Nội Bộ
  • Sản Phẩm
  • Sự Kiện
  • Tầm Nhìn – Sứ Mệnh

Bài Viết Mới

  • Có bao giờ bạn hỏi: Khách hàng là gì?
  • Hot trend là gì? Vì hot nên hấp dẫn?
  • Ứng dụng Big Data, Marketing sẽ lên một tầm mới!
  • Trang Chủ
  • Tầm Nhìn – Sứ Mệnh
  • Khách Hàng
  • Kiến Thức Marketing
  • Dịch Vụ
  • Sản Phẩm
  • Sự Kiện
  • Nội Bộ

© 2021 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.