Có rất nhiều bộ phận trong ngành marketing và mỗi công ty thường có những tên gọi không giống nhau cho các bộ phận này. Dưới đây là danh sách gồm có một số bộ phận mà các sinh viên ngành marketing có thể ứng tuyển được sau khi ra trường:
Mục lục
1. Quảng cáo (Advertising)

Bộ phận Advertising có trách nhiệm truyền bá và truyền thông một ý tưởng hay một sản phẩm dịch vụ trên thị trường bằng việc đặt quảng cáo trên các phương tiện truyền thông.
2. Quan hệ công chúng (Community Involvement hay Public Relations)

Một chiến lược truyền thông sẽ tạo dựng các mối quan hệ cùng có lợi giữa công ty và khách hàng.
3. Chăm sóc khách hàng (Customer service)
Về căn bản, marketing cũng có nhiệm vụ trong việc đưa ra sự hỗ trợ và những lời khuyên cho khách hàng. Đối với công ty, người bán không chỉ mang lại dịch vụ trước, trong mà còn cả sau khi bán sản phẩm.
Dịch vụ tốt sẽ khiến khách hàng ưng ý và thậm chí mang lại giá trị vượt xa những gì họ mong đợi. Nếu bạn không thể thực hiện được điều này thì bạn có thể kém cạnh đối thủ của mình kể cả những lúc sản phẩm của bạn tốt hơn.
4. Direct marketing
Bộ phận này gồm có những việc gửi thông điệp của bạn trực tiếp đến người dùng thông qua tờ rơi, biểu mẫu, tờ quảng cáo,…
5. Phân phối (Distribution)
Phân phối thuộc một phần của chuỗi cung ứng. Bộ phận này có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ kho đến các cửa hàng hoặc siêu thị.
6. Nghiên cứu thị trường (Market Research)

Nghiên cứu thị trường là một trong những quá trình thu thập và phân tích thông tin. Dữ liệu sẽ giúp công ty nhận thức rõ hơn về cách mà mọi người phản ứng trước những sản phẩm hay dịch vụ của mình.
Các công ty tiến hành nghiên cứu thị trường liên tục và xuyên suốt. Việc họ trao đổi, tiếp xúc khách hàng, nghiên cứu đối thủ cũng chính là đang nghiên cứu thị trường. Việc này sẽ giúp tạo ra nhiều dữ liệu về sản phẩm, khách hàng và thị trường của công ty. Đồng thời nghiên cứu thị trường còn góp một phần cho hoạt động phát triển sản phẩm mới.
7. Xây dựng kế hoạch truyền thông (Media Planning)
Chiến lược truyền thông xoay quanh chặt chẽ đến kế hoạch marketing. Nó sử dụng các kênh truyền thông tốt nhất để tiếp xúc thị trường mục tiêu. Chúng bao gồm internet, TV, radio, báo, tạp chí,…
8. Định giá sản phẩm (product pricing)
Khi đặt giá, bạn nên tính đến chi phí sản xuất và vận chuyển. Bạn cũng nên xem xét các đối thủ của mình đang bán nó với giá bao nhiêu, chất lượng ra sao.
Hầu hết các sản phẩm hiếm khi giữ nguyên giá trong thời gian khá dài. Vì có khả năng chi phí sản xuất thay đổi, tiền lương tăng hoặc đối thủ cạnh tranh của bạn cũng giảm giá đột ngột. Bạn cần nên nhận thức được mọi yếu tố ảnh hưởng đến giá thành mọi lúc.
9. Kinh doanh bán hàng (sales)

Sales bao gồm việc xây dựng kế hoạch và hỗ trợ đội ngũ kinh doanh bằng cách hướng dẫn họ các cách đẩy mạnh các chỉ tiêu kinh doanh. Nó cũng liên quan đến việc tổ chức bố trí một kế hoạch làm thế nào để tiếp xúc khách hàng tiềm năng hiện có. Nhân viên sales có nhiệm vụ trong việc hoàn thành các chỉ tiêu đó.
10. One-to-one marketing
One-to-one marketing ảnh hưởng đến việc giao tiếp, trao đổi một cách trực tiếp với từng khách hàng. Công ty sau đó có khả năng đưa rõ ra một vài điều chỉnh để tiếp xúc thị hiếu và sở thích của mỗi khách hàng.
11. Impression marketing
Là thành viên của phòng ban này, bạn phải làm thế nào để khiến người dùng đạt được nhận thức tốt về sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé!
Xem thêm: 7 điều cần biết về Digital Marketing 2020
Xem thêm: Làm Marketing phải biết Social Media Marketing là gì!
Xem thêm: Những lưu ý khi hoạt động marketing online
Mai Hương – Tổng hợp và chỉnh sửa
Nguồn: gtvseo.com